QUY TRÌNH THI CÔNG

Hiện nay, khi thi công xây dựng nhà nhiều gia chủ không nắm được quy trình tiến hành xây dựng nên rất lúng túng. Điều này có thể dẫn đến những bất trắc về giấy phép, xây dựng nhà không đúng quy định chung hoặc không phù hợp với yêu cầu

     Nhà phố hay còn gọi nhà ống là công trình đang được nhiều gia chủ ưa chuộng. Nhà liên kế phổ biến từ 4m đến 6m tương đối hẹp loại công trình kiến trúc xây dựng có chiều ngang tương đối hẹp, thường được xây sát nhau với chỉ 1 hoặc 2 mặt tiếp giáp với đường giao thông. Do đặc điểm này mà việc thiết kế cũng như thi công xây dựng nhà phố có nét đặc thù riêng.
Trước tiên, chủ nhà cần chọn một công ty thi công xây dựng để thực hiện việc làm hồ sơ xin phép xây dựng. Khi đó, đơn vị chức năng cấp phép sẽ biết ngôi nhà được phép xây bao nhiêu tầng, ban công trong giới hạn nào… Hồ sơ xin phép khác với hồ sơ thi công. Bản thiết kế chi tiết để thi công được lập dựa trên sự bàn bạc kỹ và tìm những giải pháp cụ thể theo nhu cầu sinh hoạt của gia đình, khả năng tài chính…
     Quy trình thi công nhà phố giúp chủ đầu tư và nhà thầu nắm được khối lượng công việc để lập kế hoạch thi công cũng như giám sát, qua đó kiểm soát được tiến độ thi công.
     Bước 1 (Giai đoạn chuẩn bị):
  •  Định vị công trình
  •  Chuẩn bị mặt bằng thi công.
  •  Tiếp nhận tập kết vật tư.
     Bước 2 (Phần móng):
  •  Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, máy móc.
  •  Đào đất đài móng (với nhà thi công móng bằng, móng đơn, móng bè,…), ép cọc thử ( với nhà thi công móng cọc).
  •  Đổ bê tông lót (với nhà thi công móng bằng, móng đơn, móng bè,…), ép cọc đại trà ( với nhà thi công móng cọc) và nghiệm thu ép cọc.
  •  Gia công lắp đặt coppha, cốt thép, đổ bê tông đài móng, giằng móng
  •  Xây tường móng.
  •  Đổ bê tông dầm chân tường
  •  Thi công các hạng mục, bộ phận dưới cốt (bể phốt, hố ga, bể nước ngầm,…)
  •  Nghiệm thu phần móng.
     Bước 3 (Thi công phần thân):
  •  Phần thân bao gồm hệ thống khung bê tông cốt thép, sàn, tường và mái. Các công việc chung cần tiết hành là xác định mốc thuẩn thi công, lắp cốt thép, ghép cốp pha, đổ bê tông…Quá trình thi công tương tự nhau tuần tự từ tầng 1 đến mái.
  • Thi công cột bê tông cốt thép.
  • Thi công sàn bê tông tầng 1.
  •  Xây tường tầng 1.
  •  Xây cầu thang tầng 1.
  •  Nghiệm thu tầng 1.
  •  Tương tự cho tầng 2, 3…
  •  Thi công lớp cách nhiệt và tạo dốc mái
  •  Chống thấm mái
  •  Hoàn thiện phần mái
     Bước 4 (Thi công phần hoàn thiện):
  • Quy trình thi công hoàn thiện theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
  • Trát trần, tường.
  • Lát, láng nền, sàn.
  • Ốp tường.
  • Làm trần, đắp nối các chi tiết.
  • Lắp chỉnh các cửa, đồ mộc.
  • Tư vấn thẩm tra thiết kế
  • Lắp đặt thiết bị kĩ thuật.
  • Sơn phủ bề mặt.
  • Nghiệm thu hoàn thiện.
     Bước 5 (Vệ sinh và bàn giao công trình):
  • Sau mỗi một giai đoạn thi công xây dựng nhà phố, thông thường nhà thầu đều tiến hành dọn vệ sinh cơ bản để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên khi hoàn tất quá trình thi công cần tiến hành tổng vệ sinh sau xây dựng một lần nữa để có thể bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng ngay

Dưới đây là một số lưu ý khi thi công nhà:

  • Lựa chọn nhà thầu uy tín
  • Lập kế hoạch thi công chi tiết
  • Giám sát chặt chẽ quá trình thi công
  • Sử dụng vật tư chất lượng
  • Thi công đúng quy trình
  • Vệ sinh công trình sạch sẽ sau khi thi công

Việc nắm rõ quy trình thi công nhà phố sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý và giám sát công trình, hạn chế những rủi ro phát sinh và đảm bảo công trình được thi công đúng tiến độ, chất lượng cao.